Ý nghĩa hoa đào ngày Tết

 

Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết tại Việt Nam

Ý nghĩa hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới.

Cây hoa đào 175cm 423HD8
Cây hoa đào 175cm 423HD8

Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới.

Truyền thuyết về hoa đào

Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.

Bích đào 535DT4
Bích đào 535DT4

Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.

Cây đào đỏ 135cm 555CD
Cây đào đỏ 135cm 555CD

Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, trong sáng.

Ý nghĩa của hoa anh đào là tâm hồn bạn rất đẹp

Hoa anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 2 cho đến đầu tháng 5 hoa nở chạy dài từ Bắc chí Nam. Bắt đầu từ Okinawa vào tháng 2 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5.

So sánh với hoa đào thật của Nhật Bản
So sánh với hoa đào thật của Nhật Bản

Hàng năm cứ mỗi dịp hoa anh đào nở rộ thu hút những lương khách đến du lịch Nhật Bản chiêm ngưỡng sắc hoa. Hoa Anh Đào là loài hoa người Nhật Bản rất yêu thích, vì nó tượng trưng cho tinh thần sống của họ, tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt, “sống cao thượng, chết thanh cao”.

Tìm hiểu thêm về hoa anh đào trong tự nhiên

Mời quý khách xem các sản phẩm hoa anh đào đang có bán ở Hoa vải đẹp Mai tại đây.

5 bình luận trong “Ý nghĩa hoa đào ngày Tết”

  1. Hoa đào cũng nở trong mùa xuân, vậy hoa đào mang ý nghĩa gì? Hoa đào đại biểu cho tình bạn thân thiết. Ngày xưa ba vị Lưu-Quan-Trương đã kết nghĩa nguyện thề làm bạn thân trong một vườn đào rực rỡ. Có lẽ vì lời nguyện này mà mãi đến ngày nay, nếu thấy vườn nhà ai có nhiều hoa đào rực rỡ thì mọi người đều nhớ đến tích xưa và có thể đưa người bạn thân nhất của mình đến xin kết nghĩa.

    Nếu bạn muốn thử thì cứ rủ một người bạn đến vườn đào kết nghĩa, biết đâu với phong cảnh trữ tình trong vườn đào thay vì kết nghĩa huynh muội (hoặc tỷ đệ) bạn sẽ đổi ý muốn kết nghĩa phu thê hơn.

     
  2. Các loại hoa Đào:

    Đào có nhiều loại,thông thường là đào bích, màu đỏ và đào phai, màu hồng nhạt, trong Đào phai còn chia ra phai đơn,phai kép, phai hồng nhạt, phai tím nhạt.

    Những giông đào trước kia còn có Bạch đào, hoa trắng.

    Thất thốn đào, 1 cây chỉ 7 tấc, bây giơ hiếm, người sành điệu ăn chơi tốn kém, công phu cầu kỳ, quý phái,sang trọng.

    Thường chơi dịp tết chỉ có Bích đào Nhật Tân, Đào phai Hải phòng va 1 số địa phương vùng ngoại thành,các tỉnh cũng có do phong trào cây cảnh.Người ta còn dùng phương pháp ghép 2 loại đào với nhau.

     
  3. Phân biệt đào bích và đào phai

    Tại sao có những cây đào hoa màu đỏ sẫm, nhưng có cây hoa chỉ hồng nhạt? Có phải do giống khác nhau? (Trần Mỹ Lệ, Hà Nội)

    Ông Trần Thanh Long, làng trồng đào Nhật Tân, Hà Nội cho biết, đào có nhiều giống, ví dụ như đào bích, đào phai, đào thế, đào cảnh…

    Đào bích phổ biến nhất, tán rộng, hoa kép thắm đỏ rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu. Bích đào có thể chơi chậu lớn, cắt cành to cắm lọ lộc bình trưng trong phòng khách, hoặc cành nhỏ – gọi là đào dăm – để cắm trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết.

    Giống đào hoa màu nhạt, phơn phớt hồng, gọi là đào phai, cũng có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và thanh nha. Bạch đào là đào trắng, giống này rất hiếm, hiện nay gần như không còn giữ được. Một giống đào khác nữa là từ giống đào phía bắc. Đây là loại đào ăn quả có màu hoa phớt hồng, hoa đơn năm cánh cứng cáp, mang dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn. Loại nào này hiện được nhiều người ưa chuộng, thường mang về từ các vùng Mộc Châu, Sơn La vào ngày giáp Tết.

    Theo Kiến thức

     
  4. Ba loại Đào chơi tết

    Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít ngời có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi) Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Song nhiều người do không biết được đặc tính của cây đào, kỹ thuật trống, chăm sóc nên có năm đào nỡ sớm, có năm nở muộn không đúng vào dịp Tết hoặc có năm đào chỉ ra nụ rồi thâm đen không nở được gọi là đào mù. Thật đáng buồn! Để năm nào đào cũng ra nhiều hoa và nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, người trồng đào và chơi đào cần nắm bắt được đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. Đào trồng nơi đất trũng, bội chi về nước, rễ thối, cây dễ bị chết. Trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mua hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp,năng suất cao hơn.

    Thông thường thì đào ra hoa rải rác từ trung tuần tháng chạp năm trước đến trung tuần tháng giêng năm sau. Song không phải năm nào cũng vậy, thực tế cho thấy năm thời
    tiết nắng ấm đến sớm, đào nở sớm hơn, năm thời tiết rét kéo dài, đào nở muộn hơn. Vì vậy nhiều năm Tết đến đào đã tàn hoa hoặc Tết song hoa đào mới nở, không có hoa đào chơi
    Tết, nên muốn có hoa đào chơi đúng vào dịp Tết, người trồng đào, chơi đào phải biết điều chỉnh cho hoa đào nở theo ý muốn.

    Ngoài việc thiến đào, theo kinh nghiệm cổ truyền, trống và chơi đào nhiều năm, tôi đã có một số biện pháp điều chỉnh cho đào ra hoa vào đúng dịp tết như sao: vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tôi tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu trời rét kéo dài, ta cũng phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm vào quanh gốc đào để đảm bảo đủ nhiệt độ kích thích cho đào ra hoa đúng kỳ hạn.

    Với cách làm như trên tôi thấy năm nào đào trong vườn nhà cũng ra hoa nhiều, hoa to, màu sắc đẹp và đúng dịp Tết như sau: Vào trung tuần nở rộ từ ngày 28 – 29 tháng chạp đến ồng 4 – 5 tháng giêng, đúng vào dịp đón Tết mừng Xuân.

     
  5. Bạch đào vốn là loài cây quý hiếm, đã khó tìm, khó trồng lại khó nuôi dưỡng, vì thế tại các làng hoa truyền thống ở Hà Nội như Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân Đỉnh cũng chỉ còn sót lại hai nhà có bạch đào.

    Điều đáng nói, mấy gốc đào bạch hiếm hoi này đều có nguồn gốc xuất xứ nhân giống từ Côn Minh, Trung Quốc. Chỉ duy nhất có một cây bạch đào nguồn gốc Việt Nam được một hộ dân ở làng Phú Thượng đưa từ vùng núi Lạng Sơn về trồng.

    Tìm đến vườn đào của anh Nguyễn Văn Nam ở tổ 45, cụm 7, P.Phú Thượng, Q.Tây Hồ, chúng tôi chứng kiến một cây bạch đào cao khoảng 3m, tán rộng hơn 2m (đường kính gốc cây chừng 20 cm) bắt đầu lác đác trổ hoa trắng muốt như tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn. Về hình dáng, cánh hoa bạch đào giống với cánh hoa bích đào ở Nhật Tân, Phú Thượng nhưng màu hoa bạch đào trắng muốt như tuyết. Đặc biệt nhất, trong khi các loại hoa đào khác không có mùi thơm thì hoa bạch đào lại có mùi thơm phảng phất về đêm giống như mùi phấn rôm trẻ con.

    Suốt mấy năm theo dõi chăm sóc cây bạch đào này, ông Nam thấy cây thường chỉ ra hoa muộn sau tết. Bằng kinh nghiệm trồng đào lâu năm, ông Nam phải thử tìm nhiều cách hãm hoa khác nhau để tết này, cây bạch đào duy nhất ở Hà Nội trổ hoa đúng kỳ.

    Về việc tại sao không cho nhân giống loại hoa bạch đào quý hiếm này để trồng một cách đại trà phục vụ người chơi hoa, ông Nam lại cho rằng, đã là loài hoa quý hiếm thì phải “độc quyền, độc đáo”, và ông cũng không thể truyền cho người khác bí quyết đặc biệt của mình trong cách chăm bón làm thế nào để cho cây bạch đào nở hoa đúng ngày tết. Quả đây là một điều đáng tiếc.

    Bạch đào

    Bạch đào tên khoa học là Flos salicina; tên Việt Nam là hoa đào trắng. Hoa bạch đào được dùng chữa nhiều bệnh, trị được những chứng đau ở vùng ngực, bụng, hói tóc, rụng tóc, lợi đại tiểu tiện; trị những chứng tích tụ, phù thũng, thông tiểu trị đau nhức ống chân, trị đau xương thắt lưng. Đặc biệt là bài thuốc trị da mặt sần sùi, làm da mặt sáng sủa, nhan sắc tươi tốt…

    Việt Chiến

     

Bình luận đã bị đóng.

Giỏ hàng