Cây cau giả Bà Điểm như thật 220 cm 681CL
Cây cau giả Bà Điểm như thật 220 cm 681CL bao gồm chậu là sản phẩm cây giả bằng nhựa trang trí. Loại cây cau này mang ý nghĩa may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Thân cây cao mang lại ấn tượng cùng cảm giác thư thái, mát lành. Sản phẩm có bao gồm chậu, buồng cau và hoa cau như hình chụp.
Đơn vị tính: cây có chậu hoặc không chậu. Vui lòng chọn một lựa chọn khi đặt mua sản phẩm.
Quý khách ở Tỉnh hoặc ở nước ngoài, không nên mua chậu vì rất cồng kềnh, phí vận chuyển sẽ cao, và dễ bị vỡ chậu.

Đặc điểm sản phẩm cây cau nhựa
Sản phẩm có bao gồm một dây trầu cuốn quanh thân cây cau. Cây cau như trong hình là cây cau Việt Nam, có trong sự tích trầu cau. Trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt.
Kích thước: tổng thể cây cau 681CL cao 2,2 m (bao gồm cây và chậu), chiều cao tính từ đáy chậu/ hay tính từ mặt sàn. Nếu quý khách mua cây không chậu, chiều cao sẽ giảm đi khoảng 25 cm.
Kích thước thùng đóng gói không bao gồm chậu (tham khảo): 95 x 30 x 40 cm. Sản phẩm có kích thước lớn nên phí vận chuyển đi tỉnh có thể cao. Chúng tôi sẽ báo phí vận chuyển khi nhận đặt hàng từ quý khách.
Màu sắc: xanh lá cây
Chất liệu: nhựa tổng hợp, lõi cây bằng kim loại, đế cây bằng gỗ.
Trọng lượng: có chậu thì nặng khoảng 12 kg, không chậu thì nặng khoảng 7 kg
Lưu ý riêng: sản phẩm số lượng có hạn.

Tag: cây cau, cây cau giả, cây cau nhựa, cây cau kiểng nhựa, cây cau kiểng giả
Tag 2: cau bà điểm giả, cau ăn trầu giả, cau trầu giả, cau trầu nhựa
Ý nghĩa trầu cau
Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt.
Nhân gian nước ta lấy trầu cau là biểu tượng cho ngày vui đám cưới. Nó thể hiện tình yêu bền chặt và thắm thiết. Đồng thời miếng trầu của ông bà ta có thêm vôi để thấy được càng say hơn. Không chỉ có tình yêu mà còn có cả tình anh em nữa. Người ăn trầu càng ăn càng say cũng như tình cảm càng đong đầy hạnh phúc.
Sự tích trầu cau
Chuyện kể vào đời vua Hùng Vương thứ tư có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi.
Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không.
Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng.
– Cô gái kia thấy chống lâu về cũng quyết định đi tìm cô khóc hết nước mắt và đến bên bờ sông cô chết trên bợ và hóa thành một cây trầu cuốn quanh cây cao thẳng tắp ấy thể hiện tiết hạnh của cô.
– Ba người chết đi với những biểu tượng và những ý nghĩa khác nhau nhưng họ chết gần nhau mang đến một biểu tượng về tình yêu và tình anh em sâu sắc. dù có chết đi thì họ cũng không bỏ nhau. Người anh luôn bên cạnh người em, còn hai vợ chồng vẫn yêu thương quấn quýt.
Tìm hiểu thêm về cây cau trong tự nhiên
Cách thức đặt hàng – Tài khoản thanh toán – Thông tin liên hệ – Phí giao hàng