Các biểu tượng giáng sinh
Các biểu tượng Giáng sinh thông thường ta thường thấy vào dịp Lễ Giáng Sinh có thể kể đến bao gồm vớ/ tất dài, thiệp Giáng sinh, các gói quà, lá tầm gửi, vòng lá xanh, cây nhựa ruồi, ô rô, lá Ivy, thường xuân, trái holly berry, hoa trạng nguyên, cây thông…

Vớ dài Giáng sinh
Theo truyền thuyết, có một người quý tộc tốt lành goá vợ sớm nên ông buồn sầu tiêu phí cả sản nghiệp. Cuối cùng ông và 3 người con gái phải đến ở một nhà tranh nhỏ của nông dân và những cô con gái phải kiếm sống bằng cách nấu ăn, giặt giũ, may vá, quét dọn.
Đến lúc 3 cô gái đến tuổi phải đi lấy chồng, người cha càng thêm nản lòng vì không có gì để làm của hồi môn cho con mình. Vào thời đó, nếu không có của hồi môn, các cô phải ở vậy suốt đời.

Thánh Nicôla nghe biết tình cảnh kể trên của gia đình này liền tìm cách giúp đỡ nhưng muốn ẩn danh. Một đêm nọ, sau khi biết rằng người cha và 3 cô con gái đã đi ngủ, Thánh Nicôla lấy 3 gói vàng nhỏ ném qua ống khói lò sưởi vào trong nhà. Những gói vàng này rơi vào ba đôi vớ của các cô gái phơi bên lò sưởi cho khô. Sáng hôm sau, khi các cô gái thức dậy tìm thấy những đôi vớ dài có đựng vàng, đủ cho họ lập gia đình.
Tiếp tục truyền thống này, trẻ em khắp thế giới vẫn còn treo các vớ Giáng Sinh bên lò sưởi. Ở Pháp và một số nước Âu châu, trẻ em thay vì để vớ thì đặt giày cạnh lò sưởi, một truyền thống có từ lúc trẻ em mang guốc gỗ nông dân để đi. Và như thế chiếc với dài đã trở thành biểu tượng giáng sinh từ nhiều năm qua.
Thiệp Giáng sinh
Một hình thức thiệp Giáng Sinh có thể được xem như là một trong những biểu tượng giáng sinh, được bắt đầu ở Anh khi những cậu thiếu niên thực tập viết chữ đẹp bằng cách làm nên những câu chúc mừng Giáng Sinh cho cha mẹ. Nhưng chính nhà quý tộc Henry Cole của Anh là người có công làm ra thiệp Giáng Sinh thật sự đầu tiên.

Là giám đốc đầu tiên của Viện Bảo Tàng Victoria và Albert ở Luân Đôn, Henry Cole do quá bận rộn nên vào mùa Giáng Sinh 1843 đã không thể vẽ từng tấm thiệp chúc Giáng Sinh gửi tặng bạn bè được. Vì thế, ông ủy thác cho họa sĩ John Calcott Horsley làm việc này. Bức thiệp này vẽ 3 phần với phần giữa mô tả một gia đình vui hưởng Lễ Giáng Sinh và có ghi dòng chữ: “Giáng Sinh Vui Vẻ & Chúc Mừng Năm Mới đến với Bạn.”
Trao tặng quà cho nhau
Đây là một trong những tập tục truyền thống của Lễ Giáng Sinh khi người ta mua quà tặng nhau cho những người thân và bạn bè. Thật ra tập tục trao quà này đã có trước khi có ngày lễ Giáng Sinh. Quà tặng cũng được xem là biểu tượng giáng sinh. Cũng được tổ chức vào cùng mùa Giáng Sinh, lễ hội Saturnalia của người Rôma cổ có tập tục trao tặng quà cho nhau.
Khi ta thấy những gói quà dưới gốc các cây thông, điều đó cho thấy Giáng sinh đã về, và ta cũng nao nao mong muốn nhận được những phần quà nhân dịp Giáng sinh về…
Cây kẹo hình gậy
Vào thế kỷ 17, theo đề nghị của nhạc trưởng ở Nhà thờ Chánh toà Cologne ở Đức, người ta làm nên những cây kẹo màu trắng có hình như cây gậy của mục đồng, dùng để dỗ cho các em nhỏ nín thinh khi tổ chức làm Hang đá sống với người thật. Thế là tập tục kẹo gậy này lan tràn khắp cả Âu Châu.

Theo Hiệp Hội Những Nhà Kẹo Bánh Toàn Quốc Hoa Kỳ, vào năm 1847 một di dân từ Đức tên là August Immar đã dùng kẹo gậy này để trang hoàng cho cây Giáng Sinh ở Wooster, tiểu bang Ohio.
Những lối giải thích gần đây cho rằng màu trắng của kẹo gậy tiêu biểu cho sự khiết tịnh của Chúa Giêsu, màu đỏ tượng trưng cho máu Ngài đổ ra, và sự hiện diện của ba vạch đỏ để chỉ về Thiên Chúa Ba Ngôi.
Dây tầm gửi (Mistletoe)
Một biểu tượng khác thường đi theo với mùa Lễ Giáng Sinh là cây tầm gửi.

Loại cây được tôn sùng khoảng 200 năm trước khi Thiên Chúa sinh ra
Khoảng 200 năm trước khi Chúa Giêsu sinh ra, các tư tế ngoại giáo Druid ở Anh, Pháp và Ái Nhĩ Lan, đã sử dụng cây tầm gửi. Họ tôn sùng cây này vì dù không có rễ, cây tầm gửi vẫn xanh tươi suốt các tháng mùa đông lạnh lẽo. Những người Celtic thì tin rằng cây tầm gửi có quyền năng chữa bệnh kỳ diệu và dùng nó để giải độc, vô sinh, và trừ tà ma.
Là biểu tượng của hòa bình
Cây tầm gửi cũng được xem là một biểu tượng của hoà bình và theo truyền thuyết của người Rôma, những kẻ thù gặp nhau dưới cây tầm gửi thường hạ vũ khí và làm hoà với nhau. Vì lẽ đó, người ta đặt dây tầm gửi trên cửa ra vào như một lời mời gọi bình an, thiện chí và hiếu khách. Có thể cũng vì lẽ đó loại cây này được dùng làm Biểu tượng Giáng Sinh, biểu tượng của bình an, thiện chí và hiếu khách.
Là biểu tượng của Chúa Kito
Khi dân tộc Anh trở thành Kitô hữu, việc dùng dây tầm gửi bị bãi bỏ vì có sự liên kết với tục lệ ngoại giáo. Nhưng sau một thời gian, cây tầm gửi trở thành biểu tượng của Chúa Kitô trong Mùa Giáng Sinh vì nó có tiếng chữa lành bệnh tật.
Lúc đầu nhà thờ cắm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vào đó, cha đạo đề nghị dùng cây ô-rô (cây nhựa ruồi) làm loại cây dùng cho lễ Giáng Sinh. Ý nghĩa của vòng tầm gủi và vòng ô rô tượng trưng cho mão gai của Chúa Giê-xu. Hạt ô rô màu đỏ giống như máu của Ngài.
Hứa hẹn cho hạnh phúc và may mắn
Người dân ở bán đảo Bắc Âu Scandanavia liên kết cây tầm gửi với nữ thần tình yêu Frigga và có lẽ từ đó mới có truyền thống các đôi nhân tình hôn nhau dưới cây tầm gửi với ý nghĩa hứa hẹn cho sự hạnh phúc và may mắn trong năm mới sắp đến.
Những người dân ở đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hoà thuận. Họ còn đồng nhất cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này.
Hai trăm năm trước khi Chúa Jesus ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Đông đến. Họ thường dùng nó để trang trí trong ngôi nhà của mình. Họ tin rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật.
Và tự nhiên trở thành biểu tượng Giáng Sinh
Cây tầm gửi gắn với một phong tục đã có từ lâu mà ngày nay người ta không hiểu tại sao lại có. Nếu muốn hôn ai đó trong dịp Giáng sinh, người ta sẽ hôn dưới một nhánh tầm gửi; cũng vì lẽ đó loại cây này cũng được xem là biểu tượng của Giáng sinh.
Cây Poinsettia hay còn gọi là cây hoa trạng nguyên

Đây là một cây gốc ở Mexicô được đặt theo tên của đại sứ Hoa Kỳ tại Mexicô vào năm 1828 là ông Joel R. Poinsett. Có lẽ loại cây này đã được các vị tu sĩ Dòng Phanxicô ở Mexicô dùng trong các cuộc lễ Giáng Sinh vào thế kỷ 17 và trở thành một Biểu tượng của Giáng sinh.
Có truyền thuyết rằng có một cậu thiếu niên người Mexicô trên đường thăm cảnh Hang đá trong làng, nhận ra mình không có quà gì cho Chúa Giêsu Hài Đồng cả. Thế là, cậu gom những cành là xanh trên đường và đem đến nhà thờ. Mặc cho các trẻ em khác nhạo báng cậu, khi những cành lá này đặt ở máng cỏ thì một bông hoa dạng ngôi sao màu đỏ tuyệt đẹp hiện ra trên mỗi cành. Lá màu đỏ tươi thường bị hiểu lầm là hoa, thật ra chỉ là những lá trên của cây Poinsettia.

Ở Việt Nam, hoa trạng nguyên đã được sử dụng làm biểu tượng Giáng sinh. Cứ đến mùa giáng sinh đâu đâu ta cũng có thể thấy hoa trạng nguyên tràn ngập phố phường…
Cây nhựa ruồi (Holly)
Ở Bắc Âu, Giáng Sinh diễn ra vào giữa mùa Đông, khi người ta tin là quỷ ma hú lên trong những cơn gió bấc lạnh lẽo. Do các bó cây nhựa ruồi, có nơi còn gọi là cây ôrô (holly), vẫn luôn xanh tươi trong mùa đông khắc nghiệt, người ta tin là loại cây này có quyền năng kỳ diệu và do đó thường đặt chúng trên cửa ra vào để đẩy lui ma quỷ.

Cây nhựa ruồi có lá nhọn còn được xem như tiêu biểu cho mão gai Chúa Giêsu đội trên đầu trong khi những trái màu đỏ thượng trưng máu Ngài đổ ra để cứu độ nhân loại.

Ở Châu Âu, người dân Châu Âu chuộng cây hoa nhựa ruồi, dây thường xuân và dây tầm gửi. Hoa nhựa ruồi là loài hoa gắn liền với Giáng Sinh ở Châu Âu, là biểu tượng giáng sinh đang về, biểu tượng của Lễ hội Giáng sinh. Những vòng hoa nhựa ruồi thường được treo trên cửa báo hiệu Giáng sinh đã về, những nhánh hoa nhỏ thường được dùng để gắn lên bánh Giáng sinh.
Vòng lá xanh, vòng nguyệt quế
Vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được treo trên cao để mọi người đều nhìn thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – thời điểm mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá có 4 cây nến. Tục lệ này được các tín hữu Phái Lutheran ở Đức khởi xướng từ thế kỷ XVI, ngụ ý sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng tròn lá nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá ngụ ý hy vọng Đấng Thiên Sai sẽ đến cứu con người. Bốn cây nến gồm ba cây màu tím, màu của Mùa Vọng, tượng trưng cho sự sám hối, và một cây màu hồng, màu của Chúa Nhật III mùa Vọng, còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday), ngụ ý vui mừng vì Chúa sắp giáng sinh.
Ngày nay, khi ta thấy các vòng nguyệt quế, với vòng lá xanh điểm các bông hoa trạng nguyên, nơ đỏ, trái thông, các trái châu, trái berry đỏ… thì đó là biểu tượng giáng sinh, đánh dấu mùa đông đang đến….
Dây thường xuân (Ivy)
Dây lá thường xuân tượng trưng cho sự bất diệt và sự hồi sinh.

Lá thường xuân gắn liền với truyền thuyết về những vị thần Hy Lạp, La Mã… Trong đó, các vị thần hồi sinh nhờ vào lá thường xuân.
Tên gọi khác của lá thường xuân là lá nguyệt quế, dây lá nho, dây Ivy, trường xuân. Loại cây này là loại cây thân rễ leo lên những vật khác, lá non và hoa nở có hình sao dạng vảy, lá dày và có cuống, đuôi lá ở cành thường có hình tam giác, hình bàn tay.

Cây Ivy này thường luôn xanh tốt quanh năm, có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét do vậy nó có tên là thường xuân, trường xuân (luôn mãi là mùa xuân). Đây là loại cây rất tốt theo phong thủy, là món quà thích hợp cho những dịp như lễ tết, thi cử, mừng thọ, mừng thăng chức, khai trương.
Ngay cả trong tình yêu, đây cũng là quà tặng đầy ý nghĩa. Cũng chính vì thế mà loại cây Ivy này cũng được chọn làm biểu tượng Giáng Sinh.
Gợi ý các vật dụng trang trí mùa Noel năm nay
Hoa vải đẹp MAI – https://hoavaidep.info